Qua nhiều năm làm việc trong ngành laptop, macbook và đặc biệt công ty chúng tôi là cửa hàng thu mua macbook cũ giá cao uy tín tại Tphcm nên có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực này. Sau đây tôi xin chia sẽ những cách kiểm tra macbook cũ cực chuẩn và chi tiết giúp người mua tiết kiệm được thời gian và tiền bạc.
CÁCH KIỂM TRA MACBOOK CŨ CỰC CHUẨN
1. KIỂM TRA NGOẠI HÌNH
Các bạn đã nghe câu máy xấu giá rẻ, máy đẹp giá cao chưa. Ngoại hình phụ thuộc vào con mắt thẩm mỹ, dễ tính hay khó tính của bạn. Nếu máy có bị móp, cấn góc mà bạn vẫn cảm thấy sử dụng tốt không ảnh hưởng gì thì vẫn có thể mua sử dụng bình thường. Quan trọng là mọi thứ đều hoạt động trơn tru hoàn hảo không lỗi lầm, và đặc biệt là nó rẻ hơn một cái máy đẹp cùng cấu hình tới vài triệu chỉ vì lý do nó xấu. Câu tiền nào của đó lâu nay vẫn không sai chút nào đâu các bạn à.
Nếu quý khách là một người kỹ tính về phần ngoại hình thì hãy ngó ngã ngó nghiêng, ngó trên ngó dưới một cách cẩn thận để xem kỹ máy có bị xước, cấn, móp không nhé.
2. KIỂM TRA CẤU HÌNH / SERIAL NUMBER
Nhấn vào quả táo góc trên bên trái, chọn About This Mac
Xem các thông số như Đời máy (năm sản xuất), Processor, Memory, Graphics thử có đúng như mô tả của người bán không. Bạn nhấn qua các Tab Display và Storage để xem thông số của màn hình và ổ cứng.
Mục Serial Number bạn so sánh với số Serial nằm dưới đít máy xem có trùng nhau không. Nếu trùng thì bạn yên tâm là máy nguyên bản chưa thay thế.
Check số Serial Number trên trang Web của Apple: https://checkcoverage.apple.com/ để kiểm tra thời gian bảo hành.
Kinh nghiệm: Bạn nên check số serial number trên một số trang như: appleserialnumberinfo.com, chipmunk.nl để kiểm tra kỹ hơn về thông số kỹ thuật, năm sản xuất, model máy và so sánh với thông tin sản phẩm của người bán để xem chúng có đúng như mô tả không nhé.
3. KIỂM TRA MÀN HÌNH
Màn hình macbook hơn hẳn những loại laptop windows về màu sắc nên dân thiết kế hình ảnh, dựng phim rất thích sử dụng macbook. Và chúng có mức giá khá cao nên màn hình macbook rất quan trọng.
Bạn nên kiểm tra kỹ theo các bước sau:
- Chuyển hình nền sang màu trắng để kiểm tra xem màn có bị đốm sáng và bầm không.
- Chuyển hình nền sang màu đen để kiểm tra điểm chết.
- Đối với những dòng Macbook Retina, màn hình còn bị một lỗi nữa là tróc lớp chống chói ( lớp nano ). Lỗi này hiện đang được Apple bảo hành miễn phí đối với những model không quá 4 năm sản xuất.
Kinh nghiệm: Nhìn nghiêng nhiều hướng về phía màn hình để kiểm tra điểm đốm sáng của màn hình. Đối với một số model Macbook Pro 2016, 2017 màn hình thường hay bị lỗi bầm xanh, ám hồng.
4. KIỂM TRA PIN MACBOOK
Pin là một linh kiện có thể thay thế được và không quá quan trọng nếu chẳng may pin macbook của bạn bị chai. Chai thì mua cục pin mới gắng vào thôi đúng không nào.
Nhưng nếu người bán cam kết pin còn tốt thì bạn cũng nên kiểm tra xem pin có thật sự còn tốt không.
Các bước kiểm tra pin Macbook:
Nhấn vào biểu tượng táo góc trên bên trái, sau đó chọn About this mac, nhấn vào System Report. Chọn Power ở cột bên trái. Sẽ hiện ra như hình bên dưới.
- Full Charge Capacity (mAh): Số dung lượng sạc đầy.
- Cycle Count: Số lần sạc.
- Condition: Tình trạng pin của Macbook. Ở đây Normal là pin đang ở trạng thái bình thường, còn hoạt động tốt. Nếu báo Service Battery có nghĩa là Pin vẫn có thể tạm sử dụng được 1 ít thời gian (chai khá nhiều rồi). Nếu Condition hiện lên dòng Replace Now có nghĩa là Pin không thể hoạt động được nữa. Cần thay thế ngay.
Kinh nghiệm: Pin macbook chỉ hoạt động tốt nếu số chu kỳ sạc không quá 1000 lần. Nếu số lần sạc vượt quá 1000 lần thì nguy cơ pin sắp phải thay thế rất cao.
5. KIỂM TRA BÀN PHÍM
Cách 1: Kiểm tra bàn phím có bị liệt phím nào không bằng cách rất đơn giản mà hệ điều hành Mac OS có sẵn như sau.
- Tại System Preferences, chọn Keyboard. Sau đó tick chọn vào dòng Show Keyboard, Emoji, & Symbol Viewers in menu bar.
- Ở góc trên bên phải nhấn vào biểu tượng như hình bên dưới, sau đó chọn Show Keyboard Viewer.
- Một bàn phím ảo mô phỏng bàn phím máy macbook sẽ hiện lên. Bây giờ rất đơn giản bạn chỉ cần gõ kỹ càng vào từng phím và để ý xem trên màn hình có phản hồi về phím đó hay không thôi. Rất đơn giản đúng không nào.
Cách 2: Kiểm tra bàn phím Macbook bằng Website
- Vào trang web https://en.key-test.ru/
- Nhấn vào biểu tượng quả táo bên trên để chuyển qua chuẩn bàn phím dành cho Macbook
- Gõ kỹ từng phím để xem phản hồi
Kinh nghiệm: Để kiểm tra hàng phím F1…F12, giữ im phím Fn, sau đó nhấn thêm các phím F1 tới F12.
Để kiểm tra đèn bàn phím còn hoạt động tốt không bạn lấy tay che camera lại, sau đó nhấn vào phím tăng ánh sáng đèn phím lên cao nhất (thường là phím F6). Và bắt đầu nhìn xem đèn phím còn hoạt động không.
6. KIỂM TRA TOUCHBAR – TOUCH ID
Touchbar: Dùng tay thử cảm ứng trên Touchbar có mượt không và có bị liệt cảm ứng không.
Để check Touch ID bạn thực hiện theo các bước sau:
- Hãy đảm bảo ngón tay của bạn sạch và khô.
- Chọn System Preferences.
- Nhấp vào Touch ID.
- Nhấp vào dấu cộng (Add a fingerprint), sau đó nhập mật khẩu tài khoản người dùng của bạn khi được nhắc. Làm theo hướng dẫn trên màn hình.
7. KIỂM TRA CAMERA
Nhấn vào ứng dụng Facetime có sẵn của Mac Os, Nếu Camera hoạt động tốt thì gương mặt đẹp trai xinh gái của bạn sẽ hiện lên ngay. 🙂
Kinh nghiệm: Camera trên Macbook được thiết kế rất khó để thay thế, muốn sửa Camera phải bung toàn bộ màn hình nên nếu có lỡ bị hư Camera thì bạn nên cân nhắc điểm này trước khi mua.
8. KIỂM TRA LOA
Mở một bản nhạc bất kỳ sau đó nghe xem bass và treble của loa còn tốt không. Để ý xem có bị rè không. Nếu âm thanh của loa quá nhỏ thì nhiều khả năng loa đã được dán lại.
Chú ý nghe xem loa bên trái và bên phải còn phát tốt không. Nếu chỉ còn nghe 1 bên thì loa đã hư bên còn lại.
Để kiểm tra kỹ hơn bạn có thể làm như sau:
Nhấn vào biểu tượng quả táo góc trên bên trái, chọn System Preferences -> Sound. Nhấn vào Output
Bạn để ý chỗ mục Balance: Mức giữa nghĩa là sẽ phát đều cả 2 loa trái và phải. Nếu kéo hết về bên trái thì chỉ có loa bên trái được phát và ngược lại với bên phải. Bằng cách này các bạn có thể nghe chuẩn từng bên để có thể biết được chính xác nhất tình trạng loa trên chiếc Macbook
Kinh nghiệm: Đối với mình loa của Macbook không quan trọng lắm, nếu loa bị rè nhẹ thì vẫn có thể dán lại và nghe tốt. Còn nếu màn loa rách quá nặng thì thay cặp loa khác cũng chỉ mất vài trăm ngàn. Bạn có thể thương lượng giá cả với người bán ở điểm này.
9. KIỂM TRA MAINBOARD
Lấy tuốc vít mở nắp đít ra bạn sẽ thấy được mainboard. Nhìn kỹ từng con ốc trên Mainboard xem có bị tè không, nếu ốc tè hết các cạnh và xấu thì máy đã bung ra rồi. Ý mình là bung ra thôi nhé, còn sửa chữa hay chưa thì còn hên xui lắm. Mainboard sửa hay chưa chỉ có người bán biết rõ, bạn sẽ khó biết nếu không có kinh nghiệm. Chỉ cần bạn cẩn thận tỉ mỉ nhìn kỹ xem có dấu hàn xì, vết tích nhựa thông.. nào trên Mainboard không. Nếu có điểm bất thường bạn nên tránh xa chiếc máy đó nhé.
Kinh nghiệm: Nếu bạn là một người không rành về laptop, macbook. Hãy chọn mua những chiếc Macbook zin từng con ốc. Zin từng con ốc nghĩa là máy chưa từng được bung, chưa từng được bung thì bảo đảm 100% chưa qua sửa chữa. Để kiểm tra macbook an toàn hơn bạn nên dẫn theo một người có kinh nghiệm nếu có thể.
10. KIỂM TRA GPU ( AMD, NVIDIA )
Bạn hãy cẩn thận khi chọn mua những dòng Macbook Pro 15-inch đời 2013 trở về trước chạy GPU của AMD Radeon hoặc nVidia. Vì tuổi thọ của những chip GPU này được khoảng 5 năm. Sau một thời gian cày ải thì những chip GPU rời này có nguy cơ hỏng rất cao.
Kinh nghiệm: Để kiểm tra GPU của macbook Bạn download ứng dụng Unigine Heaven về. Chạy và chờ trong khoảng 30 phút. Sau 30 phút máy vẫn hoạt động tốt thì có thể cân nhắc để mua nhé. Nếu muốn đơn giản hơn bạn xem một đoạn Clip 4K trên Youtube trong vòng 30 phút nhé.
11. KIỂM TRA WIFI, BLUETOOTH
Wifi thì hầu hết ai cũng có thể kiểm tra được. Vì hầu hết ai đi mua máy cũng đều kết nối wifi đầu tiên. Bạn chỉ cần mở một đoạn clip Youtube xem có ổn không là được.
Để kiểm tra Bluetooth bạn vào System Preferences -> Bluetooth. Kết nối với các thiết bị như Magic Mouse, Keyboard, hoặc Airpods không dây xem thử kết nối Bluetooth có ổn định không.
12. KIỂM TRA CÁC CỔNG KẾT NỐI
Gắng USB vào bất cứ cổng USB nào xem chúng còn hoạt động tốt không. Nếu có thể bạn hãy kiểm tra tất cả các cổng như HDMI, Mini Display Port, Jack Audio 3.5mm, Card SD, Thunderbolt, USB Type C…
Kiểm tra sạc xem còn tốt không bằng cách gắng sạc vào máy và chú ý một lát xem dung lượng phần trăm Pin có tăng lên không.
13. KIỂM TRA MACBOOK DÍNH MDM
MDM, viết tắt của Mobile Device Management, là phần mềm quản trị, quản lý, điều khiển máy tính trong nội bộ công ty. Các thiết bị cài MDM có thể thiết lập và điều chỉnh như khóa, quản lý từ xa bởi quản trị viên của công ty. MDM có trên các iPhone, iPad và phổ biến nhất ở Macbook.
Khi Macbook có cài đặt và kích hoạt MDM, thì chương trình DEP (Device Enrollment Program) sẽ kiểm tra máy có được quản lý bởi công ty nào không thông qua số Serial của máy đó. Nếu Macbook bị kích hoạt MDM thì khi sử dụng bạn sẽ thường xuyên gặp thông báo MDM Enrollment rất khó chịu.
Mặc dù Macbook dính MDM có thể fix bằng thủ thuật (can thiệp sâu vào hệ điều hành) hoặc Fix triệt để bằng cách thay số Serial Number trên mainboard và sử dụng bình thường. Giá bán của Macbook dính MDM rẻ hơn Macbook bình thường từ vài triệu cho tới chục triệu nên để tránh mất tiền oan bạn hãy kiểm tra kỹ xem Macbook có bị dính MDM không nhé.
Kinh nghiệm: Để kiểm tra chắc chắn Macbook có dính MDM không bạn hãy cài lại hệ điều hành Mac Os từ đầu. Khi bắt đầu kết nối Wifi nếu Macbook bị dính MDM thì sẽ hiện ra một bảng thông báo Remote Management như hình trên. Còn nếu khi kết nối Wifi và hoàn tất mọi thiết lập mà không gặp bất cứ trở ngại nào thì Macbook không bị dính MDM nhé.
14. THOÁT ICLOUD VÀ TẮT BẢO MẬT
Tắt bảo mật Firmware:
Đối với máy Mac chạy chip Intel: Nhấn nút nguồn khởi động máy đồng thời giữ im phím ALT.
Đối với máy Mac chạy chip M1: Nhấn nút nguồn khởi động máy đồng thời giữ im nút nguồn trong vài giây.
Nếu máy bị đặt mật khẩu Firmware sẽ hiển thị như hình bên dưới. Bạn nên nói người bán xóa mật khẩu này.
Thoát iCloud:
Kiểm tra xem Macbook có đăng nhập iCloud không. Nếu có bạn làm theo các bước sau để thoát tài khoản iCloud
Nhấp vào Quả táo góc trên bên trái chọn System Preferences
Chọn Apple ID (biểu tượng iCloud không còn khả dụng trong macOS Catalina), Các phiên bản trước bạn nhấn vào biểu tượng iCloud
Chọn Overview trên bảng điều khiển bên trái
Nhấp vào ‘ Sign Out ‘ ở dưới cùng để đăng xuất Apple ID và iCloud của bạn
Chọn ‘ Keep a copy ‘ để tạo một bản sao cục bộ của dữ liệu. Sẽ có một bảng yêu cầu nhập mật khẩu hiện ra. Hãy nói người bán nhập mật khẩu iCloud để thoát nhé.
Những mẫu Macbook đời 2018 trở về sau được trang bị con chip T2 bảo mật rất cao. Có thời gian mọi thợ sửa chữa đều bó tay với con chip này nếu lỡ người dùng bị dính iCloud (Activation Lock). Hiện nay đã có một số phương pháp Bypass Fix Full toàn bộ lỗi và có thể sử dụng hoàn toàn bình thường.
Nhưng nếu bạn muốn mua một chiếc Macbook hoàn hảo và không muốn bị mất tiền đi sửa chữa bạn phải thật kỹ càng ở bước thoát iCloud này và hỏi người bán xem máy đã từng Bypass sửa chữa ở đâu chưa.
Kinh nghiệm: Để chắc chắn đã thoát toàn bộ iCloud, bạn nên nói người bán vào trang Web icloud.com – Đăng nhập vào tài khoản Apple ID của người bán. Vào mục Find my iPhone, tìm Macbook mà bạn mua sau đó xóa nó khỏi tài khỏi iCloud của họ. Ví dụ như hình bên dưới là xóa tài khoản iCloud trên một chiếc iPhone.
CÁC LỖI THƯỜNG GẶP TRÊN CÁC DÒNG MACBOOK
Theo kinh nghiệm của bản thân thì có một số dòng Macbook gặp phải một số lỗi và Apple cũng thừa nhận những lỗi đó.
Bạn nên lưu ý như sau:
Bàn phím siêu mỏng của Apple (bàn phím cánh bướm) trên các mẫu MacBook Air 12 inch 2015, 2016 và MacBook Pro 2016-2017 là một ví dụ điển hình. Các bàn phím này quá nông nên dễ bị lỗi: gõ nhưng không phản hồi, các phím dễ bị dính khi gõ. Nó bị phản ánh nhiều tới mức Apple đã ra chính sách bảo hành thay thế miễn phí những lỗi này. Nhưng tới nay có lẽ chương trình này đã kết thúc. Thậm chí một số mẫu Macbook Pro 2018 cũng gặp vấn đề trên. Bạn nên kiểm tra bàn phím cẩn thận nhé.
Đối với Macbook Pro 13 inch 2016, 2017 còn một lỗi liên quan đến cáp màn hình. Các thợ sữa chữa cho rằng các cáp này ngắn và mỏng dẫn tới quá trình sử dụng dài nó sẽ bị đứt gãy và gây cho màn hình bị sọc, nhòe màu, xuất hiện những quầng đen bên dưới (thường được gọi trong giới kỹ thuật là đèn sân khấu).
Có nhiều khách hàng nói rằng nếu để màn hình ở 1 góc dưới 30 độ thì màn hình sẽ hiển thị bình thường còn khi kéo lên vượt quá 30 độ thì nó sẽ bị hiện tượng sọc, nhòe.
Tin vui: Đối với lỗi cáp màn hình, hiện nay các cửa hàng sửa chữa Macbook đã có thể Fix hoàn toàn bằng cách thay cáp mới có độ bền cao hơn.
LỜI KẾT
Không gì là hoàn hảo và an toàn 100%. Cho dù bạn xem xét kỹ lưỡng tất cả các bước như trên nhưng đôi khi đồ điện tử không thể tránh khỏi các rủi ro. Để kiểm tra macbook cũ an toàn khi mua bạn nên cố gắng tăng thời gian bao test lâu nhất có thể với người bán để lỡ may có xự cố thì có thể trả máy lại cho họ.
Nếu người bán có những biểu hiện như lo lắng, bồn chồn, hối giục bạn xem nhanh và không chấp nhận bao test, bảo hành thì khả năng rất cao bạn đang bị họ dí một chiếc máy lỗi.
Chúc các bạn may mắn trong sự lựa chọn của mình!
Xem thêm:
- Cách kiểm tra laptop cũ, cách test laptop chuẩn
- Những lý do bạn nên thanh lý gấp chiếc Macbook của mình
- Macbook cũ giá rẻ Tphcm
Liên hệ Thu Mua Titan
- Địa chỉ: 47/42/11 Bùi Đình Túy, phường 24, Quận Bình Thạnh
- Hotline: 0937.587.302 (Telegram, Whatsapp, Zalo, Viber, SMS, iMessage)
- Email: thumuatitan@gmail.com
- Website: https://muabanlaptopcuhcm.com
- Fanpage: https://facebook.com/muabanlaptopcutphcm
- Google Map: Bản đồ Thu Mua Titan